Tản mạn việc bỏ Tết cổ truyền
Tản mạn việc bỏ Tết cổ truyền
Trong lúc mọi người tranh luận có nên bỏ Tết hay không, mình thấy có vài cái cần bỏ ngay khỏi văn hoá Tết:
1 – Tệ nạn mở nhạc ầm ĩ và hát karaoke inh ỏi tra tấn lỗ tai hàng xóm.
Đây là một hành vi siêu vô văn hoá, rất bất lịch sự! Khổ thân mẹ mình, mình dẫn đi phòng trà xem ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng hát xong mẹ còn chê “nghe chẳng ra gì!”, mà Tết nhất phải nghe các ca sỹ từ đầu xóm đến cuối xóm xập xình thể hiện tài năng ca nhạc gớm giếc với giọng hát rống riếc. Những thành phần này ca hét đón Tết không chỉ trong một hai ngày Tết mà từ nửa thế kỷ trước Tết. Họ chăm chỉ ca hét bất chấp sáng sớm hay tối muộn. Hành vi này cần loại bỏ triệt để, ai vi phạm phạt thật nặng bằng cách cho ngồi trong phòng cách âm nghe tiếng bom nổ trong vài chục năm để tha hồ rèn luyện tài năng “tiếng hát át tiếng bom”.
2 – Văn hoá lì xì thực dụng.
Truyền thống mừng tuổi là để cung chúc may mắn, tài lộc đến cho năm mới, không phải là một dòng thu nhập để làm giàu. Thay vì đón nhận với sự biết ơn, thì nhiều người bây giờ khi nhận lì xì chỉ quan tâm đến bên trong có bao nhiêu tiền. Đó là tư duy rất xấu, và nó lan truyền như một con virut từ bố mẹ sang con cái, từ người này đến người khác. Mình thiết nghĩ đồng chí nào không thích phong lì xì được tặng thì dơ tay thật cao để người khác bồi thường bằng cách cắt luôn lì xì trong vài thiên niên kỷ tới.
Danh sách này còn dài nhưng mình tạm dừng lại ở số 2. Mọi người giúp bổ sung thêm cho đầy đủ.
Không cần bỏ Tết, học cách có Têt ý nghĩa và giúp chúng ta sống đẹp hơn. Gia đình chị Tết rất quan trọng và tuyền lại văn hóa “be kind” đến 5 thê hệ
Me likey!
Bỏ mâm cao cỗ đầy nữa m ạ. Nấu nướng mất công rồi ăn ko hết. Rồi cất tủ. Rồi ăn lại. Dẫu biết có hại cho sức khoẻ nhưng tiếc vẫn phải ăn
Uh chuẩn đó m. Hôm nay mẹ t cũng vừa nói tới vụ này.
Em sáng ra đã nghe karaoke rùi ạ
Vui nhé
3. Tệ nạn chém khách hàng cắt cổ qua các dịch vụ ăn uống, gửi xe, gội đầu 3 ngày Tết.
4. Văn hoá hoang phí đồ ăn
5. Văn hoá chất rác thành đống trước cửa nhà làm ảnh hưởng tới mỹ quan khu phố. Đề nghị rác nhà ai nhà ấy giữ.
6. Văn hoá chỉ biết sạch nhà mình không quan tâm tới vệ sinh chung (nước phun toé loe rửa sạch sân nhà mình còn lối đi chung thành ướt nhẹp)
7. Văn hoá nói xấu ngừoi thân, hàng xóm trong các bữa cơm cuối năm cùng gia đình
8. Văn hoá hỏi “Cháu làm lương bao nhiêu một tháng? Bao giờ lấy chồng? Sao mà gầy/béo thế?”
Etc etc
Oh dề rất nhiều điều! Cái vụ số 8 chị cũng dính hoài.