Những lúc không có lời để diễn tả một chuyện gì đó thì thi ca như Truyện Kiều hay Đường Thi là phương tiện tuyệt vời
Những lúc không có lời để diễn tả một chuyện gì đó thì thi ca như Truyện Kiều hay Đường Thi là phương tiện tuyệt vời. Bài này hai câu đầu hay, “đa tình lại phủ nhận như vô tình, chỉ biết trước chén rượu (chia tay) cười không nổi.” Hai câu cuối thì maudlin quá, chắc hợp với tuổi trẻ hơn tuổi già của mình.
Tặng Biệt
Đa tình khước tự tổng vô tình
Duy giác tôn tiền tiếu bất thành
Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt
Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh.
Đỗ-Mục
Tặng lúc chia tay
Đa tình mà tựa vô tình
Quạnh hiu chén rượu vắng tanh nụ cười
Nến kia còn tiếc chia phôi
Sụt sùi đến sáng lệ rơi thay người
Bản dịch của Trần Trọng San
Anh nhắc đến Truyện Kiều làm em nhớ lại kỷ niệm cũ, ngày xưa khi không có nhiều thứ để “ chơi bời” thì bói Kiều cũng là một thú vui. Bà cô em đã dậy bói Kiều như thế này : chắp tay đặt quyển Kiều ngang ngực, vái ba vái, rồi khấn : “ Lạy vương Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều cho con xin một quẻ bói, hai dòng trên, ba dòng dưới…” Thật thú vị khi các cụ nhà ta ngày xưa chọn ba nhân vật này để bói và đã phong Vương cho Từ Hải, Tiên cho Thúy Kiều
Thời xưa khi “hai kinh còn vững vàng” chỉ có “sự cố cục bộ” “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” mà nổi loạn như Từ Hải vẫn được coi trọng, trong dân gian còn phong vương. Nay mà như thế thì gọi là “phản động.” 🙁
Dịch thơ cũng dễ
Yêu nhiều mà chối như đồ đểu
Trước rượu chia tay cười như mếu
Nến kia còn có lòng thương cảm
Khóc người đến khi trời trắng hếu.
úi trời, dịch thơ kiểu này thì… em tìm mãi không thấy nút dislike ở đâu cả
Dịch như vậy mới bộc lộ nỗi đau của Đỗ Mục. “tiếu bất thành” là “cười không nổi” nhưng đổi thành “cười như mếu” đúng tâm sự hơn. Còn “trời trắng hếu” là tại nhớ Hồ Xuân Hương. Hì hì.