BUỔI SÁNG THANH TỊNH
BUỔI SÁNG THANH TỊNH, BÀN CHÚT VỀ PHẬT HỌC:
Hôm trước mình có nói với bạn Hoàng Liên Sơn, giáo lý nhà Phật có thể gói trong 3 chữ SẮC, KHÔNG, DUYÊN. Xét cho cùng thì nên bỏ chữ SẮC, chỉ dùng 2 chữ là đủ.
Chữ DUYÊN là đời sống. Chữ KHÔNG là bản chất của đời sống đó.
Một cách ví cụ thể hơn, thế này: Chữ DUYÊN là thân đò, chữ KHÔNG là lòng đò, trong chuyến đò qua thế gian này.
Và trong cái “thân đò” DUYÊN KHỞI kia dĩ nhiên đã có SẮC – CÓ ở đó rồi. Trong KHÔNG – hiểu theo nghĩa Tính không, cũng có SẮC rồi.
Xin các bậc đàn anh Phạm Lưu Vũ, Đỗ Minh Tuấn, Văn Chinh Đinh Paul Nguyễn Hoàng Đức…thông tỏ về triết học, Phật học hơn cho đôi lời chỉ giáo.
Nói như bác thì chữ Không là đủ rồi nhỉ!?? 🙂
quả là vậy – Hư không mà – đời là cõi tạm và ảo cả thôi – những thứ nhìn thấy và cầm được đều như gió thoảng…
Bỏ 2 chữ Sắc và Không.
Em cũng chịu ấn tượng mạnh nhất về chữ DUYÊN, bác Đỗ Trọng Khơi nói thêm với em về hai chữ còn lại.
Em lại nghĩ nếu bỏ thì bỏ 2 chữ Sắc, Duyên, Phạm Lưu Vũ sư huynh?
Duyên tức là Không, Không tức là Sắc. Cho nên chỉ còn Duyên.
Em cần phải đọc thêm nhiều mới hiểu được ý của các vị tiền bối!
Phạm Lưu Vũ xem ra khó rồi đây. hì. Qủa em nghĩ khác.
Các pháp đều do duyên hòa hợp mà thành lập cho nên nó là không. Trung luận nói vì là duyên khởi, cho nên là không, Duyên khởi và tính không cùng 1 nghĩa. Hiểu được lý duyên khởi là hiểu được tính không. Đọc kĩ phẩm “An lạc hạnh” trong kinh Pháp hoa.
Nếu đã thi tuyển chọn lấy một ngôi vương thì chọn KHÔNG. kHÔNG là cốt tuỷ của đạo Phật. Hiểu được tính Không là hiểu được hai cái còn lại. Trong biển Không nổi lên những ngọn sóng của Duyên, của Sắc.
Cửa nhà Phật còn gọi là CỬA KHÔNG. Em thực sự thấy chữ Không là thiêng liêng. Không gian nghệ thuật thơ em bấy nay thờ chữ Không, thi triển mọi sự trong cái Tính không đó. Ồ, mà cao huynh, thiền giả Phạm Lưu Vũ lại chỉ giáo khác.
Chữ Ngộ là bao trùm. Mọi sự chia chẻ, chiết tự đều phiến diện. Ngộ là huệ, thấu cảm sâu sắc trong tĩnh lặng và chuyển nghiệp, chứ không thể phân tích.
Nữ sỹ Hồ Thị Hải Âu, theo mình, chữ Ngộ là “nhận thức, hiểu ra”, như thường nói Giac ngộ cách mạng…chẳng hạn. Nhìn từ góc này chữ Ngộ là một phương pháp tư duy thôi.
Hoàng Liên Sơn Đọc bao nhiêu cũng không đủ đâu, nếu không “quán tưởng” đúng chánh pháp.
Cảm ơn tiền bối @Phạm Lưu Vũ!
Duyên là con đom đóm trong bóng tối của tính Không. Bỏ tính không đi Duyen là con đom đóm ban ngày, đúng hơn là con đom đóm chết. Bỏ tính không thì hết sạch, còn gì để bản. Tính Không đâu phải thế lực thu địch để các nhà chính trị bàn nhau loai ra khỏi thể chế. Nó là môi trường của mọi tồn tại, như nước biển, nước sông hồ mà tôm cá không thể bàn nhau loại trừ.
Đỗ Minh Tuấn xem chừng chưa hiểu tính Không thực ra là gì
Tính Không là nền tảng của thế giới, là ngân hàng vũ trụ của vạn pháp, của nhân duyên và sắc tướng. Tính Không là bản chất của vạn hữu, có trước mọi thứ, sao có thể đem cái cây Sắc tướng trồng trên sa mạc tính Không thay thế tính Không?
Chấp không là không hiểu tính không. Tôi chắc Đỗ Minh Tuấn chưa hie63i Bát Nhã tâm kinh nên mới chấp nặng thế. Kinh điển đại thừa vừa như nước Cam lồ, vừa như thuốc độc. Với Đỗ Minh Tuấn, nó là thuốc độc chăng?
Vũ bàn chuyện quản lý tính Không mới là người không hiểu. Giống như bàn chuyện tôm cá quản lý biển ra sao.
Thích ca Mầu Ni trong tiếng Phạn còn có nghĩa là Đấng Chứng Ngộ hay còn gọi là Đấng Toàn giác. Ngộ là sự bừng sáng của tuệ khi đã đủ dấn thân, tự trải nghiệm. Khi Ngộ đến là đến và đó là khoảnh khắc đạt đến một cảnh giới cao hơn
Dạ, hiểu biết của em nông cạn lắm ạ, nhưng chữ Ngộ trong hiểu về triết lý Đức Phật của em tuyệt nhiên không liên quan gì đến cụm từ “giác ngộ cách mạng” đâu ạ
Nói Đỗ Minh Tuấn chấp không không phải là chê, mà là khen đấy. Phải là người “chứng” được vô ngã, mới chấp không. Trí tuệ của bậc chấp không rất cao. Trong 50 loại ấm ma (kinh Lăng Nghiêm), hạng chấp không đứng ở vị trí thứ 49 (Thanh Văn) và 50 (Duyên giác) đấy.
Cái này giống như khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tôi bàn về tính Không từ cội nguồn, từ bạn chất vũ trụ, thuộc tính của vạn hữu. Vũ như đang nói về duy vật lịch sử, bàn về quan hệ xã hội, với Sắc và Duyên là phần hiển thị của tính Không ( Đây là nói hình tượng, đừng nghĩ tôi chỉ quy về xã hội).Đặt tính không đúng vị trí của nó so với duyên sắc không phải là chấp không, cũng giống như đặt bố lên trên con không phải là chấp bố. Đó là trạt tự vũ trụ. Vũ mới là người chấp Con, loại Bố.
Thì đã bảo “Duyên” tức là Không rồi. Sao cứ bám chặt chữ Không như thế?
Phạm Lưu Vũ : Chứng được tính Không là về nguồn, tỉnh ngộ, cũng có thể coi là một quả đạo. Nhưng gọi Chấp không như Vũ nói trong các còm trước khác với Ngộ không như Vũ nói trong còm mới. Tôn Ngộ Không là nghĩa giác ngộ tính Không, với 72 phép thần thông biến hoá khôn lường. Còn chấp không vẫn là chưa giác ngộ hoàn toàn về tính Không. Tôi chọn một trong ba không phải là chấp Không, mà là giác ngộ đúng vị trí của tính Không là nền tảng vũ trụ, nền tảng của Sắc và Duyên.
Chấp hay không chấp, chỉ người ngoài mới có thể thấy được thôi. Người trong cuộc không thể thấy được. Vì thế mới cần phải “tu”. Ta dừng ở đây thôi. Bữa nào gặp, tôi giảng lại Bát Nhã tâm kinh cho ông nghe.
Phật nói: “Có rỗng mới sinh ra được”. Rỗng ở đây là Không vậy. ĐMT nói nó là bản thể của vũ trụ là hiểu Phật. ĐTK nói Không là “lòng đò”là chưa ổn, Không quán rộng hơn, ví nó với cái gì cũng khập khiễng. Trong ba chữ Sắc, Không, Duyên chỉ cần Không là đủ.
Lại thêm 1 người chưa hiểu tính Không.
OK. Theo quan điểm của Vũ thì Ngô Thừa Ân nên đổi Tôn Ngộ Không thành Tôn Ngộ Sắc, Sa Ngộ Tĩnh thành Sa Ngộ Duyên.
Nghe các vị nói chuyện nhớ câu: “Thà chấp có như núi tu di, còn hơn chấp không như hạt cải” 🙂
Em lấy “thân đò” là lấy cái hiện tượng để tiếp cận tới “lòng đò” vào bản thể luận thôi. Một ví dụ cụ thể cho dễ tiếp cận, chứ không nhằm “quán” hẹp bản thể – không, vũ trụ – không lại.
Tăng Ni lần tràng hạt là lần theo Có (Sắc) Không. Trong Không có Sắc rồi, vậy thì cứ Không mà cầm. Tăng NI đang lần tràng hạt, Thượng tọa gọi nấu nước pha trà, bỏ ở chỗ Có, (hay chữ Không) mà đứng dậy, ấy là Duyên. Ai nặng chữ Duyên, người đó còn tham sân si. Ngẫm ra, trong những người có mặt ở đây, Thiền sư khủng nhất là Phạm Lưu Vũ còn muốn nhiều lắm – tức là muốn cảm hóa cõi ta bà. Duyên là thứ không thể muốn mà được, thưa Thiền sư!
Huynh ĐVC nói thế này, huynh PLV khó ngủ yên đây ạ.
Dạ nhà cháu chỉ “nhớ” ra thôi chứ ko dám bàn ạ!!! 🙂
Tính Không không phải là rỗng không, là không có gì. Không ở đây không đối lập với Có, là không Có, nhưng cũng không Không, tức là Trung đạo. Vì thế mới nói “Duyên”. Duyên là không có tự tính, là giả lập, là trung đạo. Các vị còn quanh quẩn với nghĩa không, nên lý trung đạo chưa hiện ra đấy thôi.
Bùi Thị Thùy Linh Đang bàn về tính Không trong trật tự lý thuyết Phạt giáo bạn lại nói chuyện ứng xử. Hiểu rồi hãy bàn.
Có lẽ mọi người nên cố hiểu ba từ : TÔN – NGỘ – KHÔNG là đủ.
Biết vậy, còn để giải cái “biết” đó, cũng là điều cần chứ bạn.
Có thì có tựa mảy may/ Không thì có cả thế gian này cũng không/ Kìa xem ánh nguyệt lòng sông/ Ai hay không có, có không là gì (Giác Hải Thiền sư).
“Có tự mảy may”, không phải “tựa”. Bạn sửa lại nhé.
Đỗ Trọng Khơi Ba chữ này ngữ nghĩa đều vô cùng nếu BIẾT hết được e rằng phải là người lý giải được vũ trụ …
Đúng rồi, em đánh nhầm bác ạ
Lòng thuyền là không gian chứ không phải cái Không. Không có Sắc thì Không vô nghĩa. Duyên là ca gặp nhau.
Cảm ơn bác Paul Nguyễn Hoàng Đức nhiều. Bác Phạm Lưu Vũ, Đỗ Đỗ Minh Tuấn, Văn Chinh Đinh có chỉ giáo gì thêm gì về ý kiến này của NHĐ không ạ?
Em không biết nhiều về các giáo lý nhà Phật, nhất là qua các kinh điển được các bác nhắc đến. Em xin có câu hỏi mong được các bác chỉ cho ạ.
Đức Phật Thích Ca sau khi chứng đạo Ngài chỉ thuyết pháp về Khổ và con đường Diệt Khổ – Giải thoát, thường không trả lời các câu hỏi thuộc về tưởng tri, không có ích lợi cho tu tập giải thoát. Vậy Khổ nằm ở đâu trong ba chữ SẮC, KHÔNG, DUYÊN được nhắc đến ở đây ạ?
Bàn Phím Lẻ tôi cũng̀ chưa đọc được mấy giáo lý nhà Phật đâu. Câu bạn hỏi, theo tôi chữ Khổ có trong cả 3 chữ trên. Rốt ráo là giải thoát, mà muốn giải thoát được thì phải diệt mọi ngã chấp. Khi tâm còn “chấp” vào đâu, dù đó là KHÔNG thì cái “tướng không” cũng còn đó, tham sân si còn nảy sinh. Kinh Nhiếp thừa đại luận: “kiến nhất thiết không, bất kiến bất không” có câu dạy đó. Biết vậy, tôi vẫn đưa ra 3 chữ để chọn lấy 2, lấy 1 chữ cũng là vị văn chương thôi.
Thỉnh thiền sư Phạm Lưu Vũ, triết gia Đỗ Minh Tuấn, Paul Nguyễn Hoàng Đức, Văn Chinh Đinh thấy cần thì chỉ giáo thêm cho nhà Fb Bàn Phím Lẻ mà xem ra chả “lẻ”, đôi điều giúp đệ với.
Bạn Bàn Phím Lẻ thắc mắc đúng đấy. Chỉ vì những điều bàn ở đây là thuộc về giáo lý Đại thừa nên không thấy có chữ “Khổ” trong Tứ Diệu đế mà Đức Phật thuyết ở vườn Lộc uyển.
Đỗ Trọng Khơi Rốt ráo là giải thoát là hiểu theo Thanh văn thừa. Còn rốt ráo là giác ngộ (thành Phật) mới là của Bồ Tát thừa.
Phạm Lưu Vũ vâng anh.